1. Thu hoạch nho 

Nho được thu hoạch ở độ chín tối ưu nhất cho sản xuất vào buổi sáng hoặc ban đêm nhằm đảm bảo nho làm rượu vang trắng có hương vị tươi mát và thơm 

=>Nho làm rượu vang trắng thường được thu hoạch sớm hơn nho làm vang đỏ

2. Ép nho

Nho sau khi thu hoạch sẽ được chuyển đến nhà máy ép lấy nước. Trong bước này, nho cũng nhận được sulfur dioxide để ngăn chặn sự gây hại của vi khuẩn trước khi quá trình lên men bắt đầu. 

3. Lắng nước ép

Nước ép tươi có vẩn đục/cloudy và độ ngọt. Nó sẽ được chuyển sang bể chứa để lắng xuống. Điều này giúp loại bỏ các chất thường tạo thêm vị đắng cho rượu thành phẩm.

4. Lên men rượu

Lên men là quá trình chuyển hóa đường thành rượu. Nấm men đến từ loại thương mại (giống như bạn có thể tìm thấy trong quá trình làm bánh mì) hoặc xuất hiện tự nhiên trong nước trái cây.

  • Các loại men thương mại cho phép các nhà sản xuất rượu sản xuất ra các loại rượu vang rất ổn định từ đầu năm đến cuối năm.
  • Quá trình lên men tự phát có trên nho (sử dụng nấm men tự nhiên sẽ gây khó khăn hơn nhưng thường tạo ra rượu vang có hương vị phong phú hơn).

Quá trình lên men rượu vang trắng mất khoảng 14 ngày. Để lưu giữ hương hoa tinh tế, rượu vang trắng thường được lên men ở nhiệt độ mát hơn rượu vang đỏ. Ngoài ra, rượu vang trắng hiếm khi được cho vào thùng để lên men hở. Mục đích là giảm sự tiếp xúc với oxy có thể che lấp đi tất cả mùi thơm tinh tế trong rượu vang trắng. 

Một điều cần lưu ý về sản xuất rượu vang nói chung là nhà sản xuất phải kiểm soát về độ ngọt. Nếu nhà sản xuất rượu muốn vị hơi ngọt hoặc khô, họ chỉ cần ngăn men ăn đường (thường làm lạnh ở nhiệt độ thấp). Chúng ta gọi lượng đường còn sót lại là “đường dư”. 

5. Lên men Malolactic (hay còn gọi là “lên men thứ cấp”)

Quá trình lên men Malolactic không phải là quá trình lên men rượu mà là quá trình chuyển đổi axit được thực hiện bởi một ít vi khuẩn. Vi khuẩn ăn axit malic có trong rượu và cho ra axit lactic. 

Kết quả là tạo ra một loại rượu với hương vị kem, bơ và độ mượt mà. Vị kem béo thường có ở hầu hết các loại rượu Chardonnay không phải do hương vị của nho mà có được từ quá trình lên men malolactic. Quá trình MLF là tùy vào nhà sản xuất và thực sự thì nó không được sử dụng nhiều cho rượu vang trắng. 

6. Khuấy “lees”

Khi rượu đã hoàn tất, nó sẽ được để trong thùng. Trong thời gian này, một số nhà sản xuất sử dụng một dụng cụ trông giống cây cậy đánh golf để khuấy rượu.

Khấy đều sẽ làm cho tất cả các hạt men chết nhỏ này, được gọi là cặn-nổi lên trong rượu. Các loại cặn tạo thêm hương vị cho rượu (có vị giống bia hoặc bánh mì) và nó cũng làm cho rượu có kết cấu dạng kem. 

7. Phối trộn (blending)

Sau khi trải qua quá trình ủ, những nhà sản xuất có thể phối trộn các giống nho lại với nhau hoặc các thùng khác nhau của cùng một loại nho để tạo ra rượu thành phẩm. 

8. Lọc rượu (clarification)

Một trong những bước cuối cùng của quá trình làm rượu vang trắng là Clarification. Để làm điều này nhiều nhà sản xuất rượu thêm các chất làm trong (clarifying) hoặc “làm mịn (fining)” để loại bỏ các protein lơ lửng trong rượu (protein làm cho rượu bị đục/cloudy).

Các chất làm mịn bao gồm casein hoặc lòng trắng trứng, nhưng ngày càng có nhiều nhà sản xuất rượu vang trắng sử dụng đất sét bentonite vì nó là đất sét thuần chay. Cuối cùng, rượu được đưa qua bộ lọc để làm trong.  Điều này rất quan trọng vì nó làm giảm khả năng vi khuẩn còn sót lại có thể làm hỏng rượu sau này.

Tất nhiên, một số nhà sản xuất vang hảo hạng chọn lọc hoặc không lọc vì họ tin rằng nó sẽ loại bỏ kết cấu và chất lượng rượu. 

9. Đóng chai và dán nhãn 

Cuối cùng là công đoạn đóng chai và dán nhãn trước khi bán ra thị trường. Rất ít rượu vang trắng được ủ trong chai. 

Nguồn: winefolly

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *